Bản tin kỹ năng mềm

Wednesday, September 22

Kỹ năng mềm

Bạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả những kĩ năng “mềm”.

Thế nào là những kỹ năng “mềm”?


Kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột. Những kỹ năng “cứng” ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch-khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.

Bạn có phải là một người dễ chịu? Tận tâm? Bạn giao tiếp có ấn tượng không? Giải quyết các vấn đề có hiệu quả không? Đây chính là các dạng câu hỏi ưa dùng để xác định được mức độ kỹ năng “mềm” của bạn.

Tại sao người sử dụng lao động lại quan tâm tới các kỹ năng này?


Những người sử dụng lao động coi trọng các kỹ năng “mềm”, bởi vì các nghiên cứu cho thấy chúng là một nhân tố đánh giá rất hiệu quả bên cạnh những kỹ năng công việc truyền thống hay còn gọi là kỹ năng “cứng”. Một cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy những tiêu chuẩn để đánh giá con người như sự tận tâm, tính dễ chịu cũng là những nhân tố dự báo quan trọng đối với sự thành công trong nghề nghiệp giống như khả năng về nhận thức và kinh nghiệm làm việc.

Các kỹ năng “mềm”


Vì vậy, làm thế nào để bạn khám phá ra các kỹ năng này và tận dụng chúng một cách tối đa? Qua blog kỹ năng mềm trên, hy vọng sẽ là nơi giao lưu, học hỏi và giúp bạn có được nhưng phương pháp, kiến thức cụ thể và bổ ích về kỹ năng mềm.

Tuesday, September 21

Những lưu ý khi viết email

Ngày nay, email là công cụ liên lạc không thể thiếu trong tất cả các ngành nghề. Tuy nhiên, không phải nhân viên nào cũng biết viết email một cách chuyên nghiệp. Chỉ một sai lầm vô tình hay lỗi nhỏ sẽ khiến người nhận hiểu lầm về bạn.


Để tránh tình huống đó, hãy chú ý tới một số điều sau khi viết email:


1. Tránh nội dung cá nhân hoặc riêng tư

Với bước Chuyển tiếp đơn giản, bất cứ vấn đề cá nhân hoặc riêng tư nào đều có thể được công khai một cách dễ dàng. Nếu bạn không muốn nó lan tràn trên Internet, đừng sử dụng email để gửi những nội dung mang tính cá nhân, riêng tư.


2. Email phải ngắn gọn và có trọng tâm

Mỗi email bạn chỉ nên tập trung vào một nội dung. Mọi người thường chỉ đọc lướt qua email. Cho nên, nếu nội dung bạn muốn gửi quá phức tạp, dài dòng, hãy sử dụng điện thoại, thư hoặc gặp mặt trực tiếp để trình bày rõ vấn đề.


3. Chủ đề của email phải rõ ràng

Nếu bạn không biết người mình gửi email tới, hãy viết rõ tên công ty, cấp trên của bạn hay mục đích của email trong phần Chủ đề bởi mọi người thường xóa hoặc không mở email từ người lạ.


4. Không viết email khi đang tức giận

Khi tâm trạng của bạn không tốt, email cũng sẽ bị ảnh hưởng. Bạn có thể sử dụng những từ ngữ không hay, câu văn cộc lốc… Và mọi người sẽ nhanh chóng hiểu lầm về con người bạn. Do đó, hãy chờ tới khi bình tĩnh lại.


5. Nhờ người đọc và kiểm tra email quan trọng

Nếu bạn là người thường viết sai chính tả, câu văn không rõ ràng, hãy nhờ người khác kiểm tra email quan trọng cho bạn để đảm bảo không phạm sai lầm. Những email được viết cẩu thả có thể làm người nhận mơ hồ và phản ánh một cách tiêu cực về bạn.


6. Bao gồm thông tin liên lạc của bạn trong email

Nhiều khi, người nhận có thắc mắc về email cô/ anh ấy nhận được và muốn gọi điện cho bạn để xác nhận. Trong tình huống này, công khai địa chỉ email là điều cần thiết. Người nhận sẽ luôn biết cách thông báo cho bạn khi có vấn đề phát sinh.


7. Chia email thành nhiều đoạn và đảm bảo có nhiều khoảng trống

Nó giúp cho phần nội dung của bạn rõ ràng hơn và người đọc sẽ tiện theo dõi hơn.


8. Gửi kèm tất cả tài liệu liên quan

Nếu bạn thảo luận một tài liệu, hãy đính kèm nó trong email thay vì gửi nội dung trước, sau đó gửi một email khác gồm các tài liệu liên quan. Làm như vậy sẽ khiến người nhận dễ nhầm lần. Và bạn cũng đừng mặc định rằng người nhận đã hiểu tất cả những gì bạn nói trong email, hãy giải thích thêm nếu cần thiết.


9. Chú ý khi gửi email cho nhóm

Kiểm tra địa chỉ người nhận trước khi ấn nút send nếu không muốn gửi nhầm. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng cả nhóm, không phải chỉ một, hai người, hiểu được nội dung của email.


10. Viết phần người nhận cuối cùng

Nếu bạn vô ý gửi một email chưa hoàn chỉnh, bạn sẽ thấy khó giải thích nếu người nhận là một người quan trọng. Hãy viết nội dung thật hoàn hảo, sau đó mới tới địa chỉ người nhận và click để gửi đi.

(Theo dân trí)

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best Buy Printable Coupons