Bản tin kỹ năng mềm

Friday, July 23

Kỹ năng phản hồi

Kỹ năng phản hồi

Những việc nên làm và không nên làm khi cho phản hồi

Nên:

- Chắc chắn về những gì bạn định nói. Không nên phản hồi về những việc mình chỉ nghe loáng thoáng hoặc tự suy đoán

- Khen ngợi những điểm tích cực

- Không “chê” hay “phê bình” mà hãy phản hồi theo hướng đề xuất thay đổi hoặc dưới dạng câu hỏi

- Đưa ra thông tin cụ thể và rõ ràng

- Mô tả hành động / sự kiện (nêu những gì bạn thấy chứ không phải bình luận cái gì tốt hay xấu hoặc đưa ra những phỏng đoán về động cơ)

- Bày tỏ sự cảm thông bằng lời nói hoặc cử chỉ

- Ngắn gọn, rõ ràng

- Bắt đầu bằng “tôi” hoặc “theo tôi”, không phải “chúng tôi” hay “mọi người”. Ý kiến phản hồi là ý kiến của riêng bạn chứ không phải của người khác.

- Đưa thông tin phản hồi ngay vào thời điểm phù hợp sớm nhất

Không nên :

- Không nên nhằm cá nhân người nhận phản hồi

- Đùa cợt

- Cường điệu quá mức sự thật

- Phán xét, đánh giá

- Nói cho bõ tức

- Đưa ra thông tin mơ hồ, chung chung

- Phản hồi về việc không thay đổi được

- Nếu quá nhiều ý kiến

- “Nhân tiện” phản hồi những việc xảy ra đã quá lâu

- Để quá thời điểm cần thiết mới phản hồi (sự thay đổi không còn ý nghĩa nữa)

Những việc nên làm và không nên làm khi nhận phản hồi

Nên

- Lắng nghe

- Làm rõ ý kiến phản hồi nếu cần

- Trân trọng ý kiến phản hồi : cảm ơn và xem xét ý kiến một cách nghiêm túc

- Lấy ý kiến phản hồi về lĩnh vực cụ thể

- Chấp nhận: không thanh minh hay giải thích, coi mọi ý kiến phản hồi đều hữu ích như nhau

Không nên:

- Phủ định, phán xét lời phản hồi

- Bực tức

- Giải thích, thậm chí tranh luận với người cho phản hồi

- Tỏ ra không thừa nhận ý kiến phản hồi

0 comments:

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best Buy Printable Coupons