Bản tin kỹ năng mềm

Friday, July 23

NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI ĐIỀU HÀNH

NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI ĐIỀU HÀNH

NHỮNG NĂNG LỰC CHÍNH CỦA MỘT NGƯỜI ĐIỀU HÀNH GIỎI

  1. Điều tiết trong nhóm: Là nhiệm vụ thường xuyên nhất của người điều hành nhằm mục đích hướng dẫn nhóm chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm và đưa ra những kết quả, kết luận, hoặc kế hoạch chung của cả nhóm

Cần chú ý tới mức độ hứng thú của nhóm, và khuyến khích sự tham gia của những thành viên yếu hơn trong nhóm, như phụ nữ, trẻ em, người nghèo, nhân viên bậc thấp,…

  1. Giao tiếp : Việc điều tiết nhóm được thực hiện trên cơ sở những ký năng giao tiếp cá nhân. Những kỹ năng quan trọng nhất là hỏi câu hỏi phù hợp và lắng nghe tích cực.
  2. Phương pháp sáng tạo: Tạo và duy trì hứng thú của người tham gia trong suốt tiến trình làm việc là điều rất quan trọng để đảm bảo các hoạt động đạt được mục tiêu đề ra. Người điều hành cần có sẵn một số phương pháp / kỹ thuật sáng tạo để có thể sử dụng trong các tình huống khác nhau với các nhóm khác nhau : nam / nữ ; người lớn tuổi / người trẻ tuổi ; quan chức / nhân viên / nông dân; dân tộc thiểu số ,…
  3. Kiến thức chuyên sâu: Bên cạnh việc khuyến khích những kiến thức và kinh nghiệm sẵn có của người tham gia, người điều hành phải có khả năng đóng góp bổ sung những kiến thức / kinh nghiệm chuyên sâu. Việc này không được làm theo kiểu áp đặt mà theo cách gợi ý, đề xuất , đảm bảo tôn trọng mối quan tâm và những yêu cầu của người tham gia
  4. Thái độ tích cực: Thái độ tích cực và tỏ ra tin tưởng người tham gia là cơ sở quan trọng nhất để điều hành hiệu quả. Một người cho rằng mình biết mọi thứ hơn những người khác không thể là một người điều hành tốt

Người điều hành cũng cần có thái độ tích cực đối với các hoạt động và kết quả của nó. Mọi người chỉ có thể đạt được điều mình mong muốn nếu có thái độ lạc quan về kết quả sẽ đạt được, và thực sử thích thú với những gì mình thực hiện.

LÀM GÌ KHI ĐIỀU HÀNH

1. Điều tiết nhóm : Điều tiết thảo luận nhóm

i. Làm rõ nhiệm vụ và mục tiêu của nhiệm vụ

ii. Lấy ý kiến đóng góp của nhóm và giúp sắp xếp các ý kiến

iii. Mời những người ít tham gia cho ý kiến, và khuyến khích nhóm xem xét những ý kiến đó một cách cẩn trọng

iv. Hòa giải các tình huống xung đột

v. Dẫn dắt tiến trình giải quyết vấn đề có sự tham gia của các bên

vi. Giúp nhóm xác định các kết luận cuối cùng và / hoặc kế hoạch hành động

2. Giao tiếp: Hỏi và lắng nghe tích cực

i. Hỏi để lấy thông tin, làm rõ các quan điểm / tình huống, khuyến khích người tham gia, quản lý tiến trình nhóm, hoặc giúp nâng cao nhận thức, hoặc thúc đẩy tiến tình học

ii. Hỏi nhiều câu hỏi mở : Như thế nào ? Vì sao ? Khi nào ? Ai ? Cái gì ?

iii. Hỏi để khuyến khích khả năng suy nghĩ phân tích : Những điểm mạnh ? Điểm yếu ? Vậy, kết luận sẽ là gì ?

iv. Lắng nghe tích cực

v. Phản hồi, và mời người tham gia cho phản hồi

vi. Sử dụng các biện pháp trực quan hóa khác nhau: ví dụ thẻ giấy, tranh ảnh, giấy lớn, bảng, các mô hình ...

vii. Đa dạng hóa phương pháp giúp người tham gia đóng góp tích cực vào tiến trình làm việc

viii. Thay đổi phương pháp khi cần thiết

3. Phương pháp sáng tạo : Đóng góp kiến thức chuyên sâu

i. Xác định xem người tham gia cần những kiến thức chuyên môn nào

ii. Đưa ví dụ hoặc làm mẫu

iii. Hỏi kiến thức bản địa và cách lồng ghép sử dụng những kiến thức đó

iv. Chuẩn bị sẵn những tài liệu phát dễ hiểu

v. Không áp đặt kiến thức của mình, chỉ đưa ra để đóng góp cho tiến trình học. Thảo luận với người tham gia về cách áp dụng những kiến thức này.

4. Thái độ tích cực :

i. Tỏ ra hoàn toàn tôn trọng người khác

ii. Lắng nghe nhu cầu và kinh nghiệm của mọi người

iii. Cố gắng hiểu những quan điểm, cảm xúc và hoàn cảnh của họ

iv. Cho ý kiến phản hồi tích cực và hữu ích

v. Tôn trọng và quan tâm tới những kinh nghiệm bản địa

vi. Thiết lập sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau, khuyến khích người tham gia tôn trọng những nhận xét của nhau, đặc biệt là những ý kiến của người thành viên “yếu” trong nhóm

0 comments:

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best Buy Printable Coupons